Mùi tây

Mùi tây (Parsley) có tính năng lợi tiểu, được xếp đầu bảng về khả năng làm sạch thận thông qua cơ chế giúp tăng lượng nước tiểu bài tiết, khử vi khuẩn và vi trùng ra khỏi thận tốt hơn nhờ hai hợp chất hữu ích là apiol và myristicin. Theo nghiên cứu vừa được công bố, những con chuột cho dùng chiết xuất từ hạt mùi tây thì lượng nước tiểu bài tiết trong 24 giờ nhiều hơn so với những con chuột không dùng nguồn nước này.



images2527269_1-1.jpg
Mùi tây có tính năng lợi tiểu, được xếp đầu bảng về khả năng làm sạch thận.

Để giúp thận sạch, mọi người có thể uống một vài chén trà mùi tây trong vòng 1 tuần là có tác dụng tức thì. Cách pha trà mùi tây như sau: cho 1 muỗng canh mùi tây tươi nghiền nát vào một tách nước sôi, đậy kín trong 5 phút, sau đó lọc lấy nước uống. Ngoài ra, có thể chuẩn bị nước mùi tây giải độc bằng cách trộn ¼ ly nước ép rau mùi tây, ½ ly nước lọc và pha thêm ít mật ong, nước chanh, uống ngày hai lần trong vòng vài tuần. Cũng có thể dùng loại thảo dược này làm món salad và các món ăn ưa thích khác.

Rễ bồ công anh

Theo một nghiên cứu được công bố năm 2009, rễ bồ công anh (Dandelion Root) có tính năng hoạt hóa giống như một loại thuốc lợi tiểu, gia tăng bài tiết nước tiểu nên giúp làm sạch cả thận lẫn gan. Ngoài ra, bồ công anh còn làm giảm khả năng giữ nước và làm dịu kích ứng trong hệ thống tiết niệu.



images2527270_2-1.jpg
Uống 2 tách trà rễ bồ công anh mỗi ngày giúp làm sạch cả thận lẫn gan.

Có thể uống 2 tách trà rễ bồ công anh vào 2 lần trong ngày, vài tuần liên tục. Cách làm như sau: Mỗi ly nước cho 2 muỗng cà phê rễ bồ công anh khô vào đun sôi, sau đó tắt lửa, đậy nắp, ngâm khoảng 10 phút. Lọc lấy nước pha thêm chút mật ong và uống như trà. Cũng có thể làm bằng cách cho bồ công anh khô vào túi, pha như pha trà và uống hằng ngày. Lưu ý, bồ công anh có thể phản ứng với một số loại thuốc, vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng bồ công anh với thuốc chữa bệnh.

Thục quỳ

Thục quỳ (Marshmallow) có đặc tính lợi tiểu và khuyến khích tăng tiết nước tiểu, khử độc và tăng cường sức khỏe thận. Thục quỳ có thể giúp giảm thiểu bệnh thận, đường tiết niệu và nhiễm trùng bàng quang. Cách làm trà thục qùy như sau: Cho 1 muỗng canh rễ thục quỳ khô và lá vào cốc nước nóng, đậy kín 8-10 phút, sau đó lọc lấy nước uống. Uống 2 tách hằng ngày trong một tuần sẽ giúp làm sạch thận.



images2527271_3-1.jpg
Thục quỳ được sử dụng khá phổ biến để làm thuốc.

Thục quỳ có tên khoa học Althaea officinalis, là một loại thảo mộc có nhiều ở châu Phi với lá tròn ngắn và hoa nhạt nhỏ. Ban đầu nó được sử dụng trong y học của người Ai Cập, sau được người Pháp áp dụng và hiện được sử dụng khá phổ biến để làm thuốc. Tuy có lợi cho thận nhưng nếu mang thai, cho con bú hoặc mắc bệnh tiểu đường thì không nên dùng thục quỳ.

Gừng

Gừng là một loại gia vị kiêm thảo dược, làm sạch thận rất hiệu quả, giúp rửa độc tố và loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi thận cũng như cải thiện khả năng tiêu hóa và làm sạch gan. Cách tốt nhất để tận hưởng lợi ích của gừng là nhấm nháp trà gừng hoặc dùng gừng theo sở thích cá nhân.



images2527272_4-1.jpg
Gừng là một loại gia vị kiêm thảo dược có tác dụng làm sạch thận, cải thiện khả năng tiêu hóa và làm sạch gan.

Để làm trà gừng, đun nhỏ lửa nước và cho thêm các lát gừng tươi, trung bình 2 ly nước cho 2 muỗng cà phê gừng tươi lát nhỏ, đun 10 phút. Gạn lấy nước, pha thêm mật ong và nước chanh theo khẩu vị, uống 2 - 3 lần mỗi ngày. Nói chung dùng gừng tươi hoặc khô làm gia vị hằng ngày rất có lợi, giúp sức khỏe gan và thận khỏe.

Nghệ

Giống như gừng, nghệ là một loại thảo dược kiêm thực phẩm, nổi tiếng bởi khả năng tẩy rửa độc tố cho cơ thể, như làm sạch thận, giải độc gan và thanh lọc máu. Chưa hết, nghệ còn có có đặc tính chống viêm, giúp ngăn ngừa và điều trị viêm thận và nhiễm trùng. Trộn 1 muỗng cà phê nước ép củ nghệ tươi, một nửa hoặc cả quả chanh, pha thêm một nhúm ớt cayenne và mật ong tạo thành một ly nước ấm đầy hương vị. Uống mỗi ngày một lần trong thời gian vài tuần.



images2527273_5-1.jpg
Uống bột nghệ mỗi ngày giúp làm sạch thận, giải độc gan và thanh lọc máu.

Một cách khác, là dùng ½ muỗng cà phê mỗi bột nghệ và bột gừng khô với 2 ly nước sôi, có thể đun nhỏ lửa trong 10 phút, sau đó lọc lấy nước, vắt thêm nửa quả chanh và 1 muỗng canh siro ngọt hay mật ong. Uống mỗi ngày một lần trong vài tuần hoặc cũng có thể ăn bột nghệ nguyên chất hay làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày.

Cần tây

Cần tây có tính lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ loại bỏ độc tố và các chất gây hại cơ thể bằng cách tăng tiểu tiện. Ngoài ra, cần tây có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu kích thích thận, giúp thận làm tốt chức năng. Trong thực tế, ăn cần tây thường xuyên có thể ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng.



images2527274_6-1.jpg
Cần tây có tính lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ loại bỏ độc tố và các chất gây hại cơ thể bằng cách tăng tiểu tiện.

Có thể uống 1 ly nước ép cần tây mỗi ngày trong vài ba tuần. Cũng có thể làm một ly nước ép trái cây hỗn hợp, với 2 cây cần tây, ½ chén rau mùi tây tươi, 1 củ cà rốt và 1 quả dưa chuột, xay nhuyễn, uống đều hằng ngày sẽ có tác dụng tích cực.

Cây tầm ma

Cây tầm ma (Stinging Nettle) có nhiều ở châu Âu dùng điều trị bệnh đường tiết niệu. Loại cây này có tác dụng lợi tiểu, loại bỏ tình trạng viêm bàng quang, ngăn ngừa sỏi thận và giảm viêm khớp. Loại thảo dược này còn có tác dụng ngăn ngừa hình thành tinh thể tạo sỏi thận và đẩy lùi vi khuẩn gây nhiễm trùng thận.



images2527275_7-1.jpg
Cây tầm ma có thể sử dụng như trà thảo mộc.

Sử dụng như trà: dùng 2 muỗng cà phê cây tầm ma tươi hoặc sấy khô pha vào một cốc nước nóng, ngâm chừng 10 phút, gạn lấy nước, pha thêm một chút mật ong, uống hai lần mỗi ngày trong vài tuần. Lưu ý, loại thảo mộc này có thể cản trở đến các loại thuốc gây loãng máu, cao huyết áp, thuốc lợi tiểu và thuốc tiểu đường, vì vật khi dùng cây tầm ma nên tư vấn bác sĩ.

Trà cây mộc tặc

Cây mộc tặc (Horsetail) là loại cây nổi tiếng với khả năng làm đẹp, giúp săn chắc da, chống lão hóa nên trong các sản phẩm chống lão hóa đều có chứa hợp phần của loại cây này. Cây mộc tặc còn là một loại thảo dược phổ biến bởi tính năng lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu bài tiết giúp khử độc tố ra khỏi cơ thể. Và do tính chống oxy hóa cao, có lợi cho thận nên nó được gọi là trà thải độc.



images2527276_8-1.jpg
Cây mộc tặc là loại cây nổi tiếng với khả năng làm đẹp, giúp săn chắc da, chống lão hóa.

Cách làm trà mộc tặc: thêm 1-3 muỗng cà phê mộc tặc tươi hoặc khô vào một cốc nước sôi, ngâm 5-10 phút, sau đó lọc lấy nước uống. Có thể dùng 2-3 tách mỗi ngày này trong một tuần sẽ có tác dụngtốt cho thận.

Cây nho gấu

Cây nho gấu (Uva ursi) là loại dược thảo tự nhiên, thường được dùng để tẩy uế và làm se các cơ quan tiểu tiện đối với bệnh viêm bàng quang và viêm ống dẫn niệu cấp tính, mãn tính, làm tăng lưu thông thận và giới hạn hàm lượng axit trong nước tiểu. Đây là một loại thảo dược có tính lợi tiểu tự nhiên giúp thận sạch và kháng nhiễm trùng thận.



images2527277_9-1.jpg
Cây nho gấu là một loại thảo dược có tính lợi tiểu tự nhiên giúp thận sạch và kháng nhiễm trùng thận.

Các thành phần hữu ích chính của cây nho gấu là hợp chất glycoside phenolic, gọi là arbutin, có tác dụng lợi tiểu. Có thể dùng trà thảo dược cây nho gấu hay các hình thức bổ sung dưới dạng thuốc bổ. Hiệu quả dùng cây nho gấu tăng lên nếu kết hợp chế độ ăn kiêng và dùng thuốc.

Râu ngô

Râu ngô là thuốc lợi tiểu tự nhiên và kích thích sản xuất nước tiểu nên có tác dụng loại bỏ các chất thải từ thận, giảm chứng nhiễm trùng bàng quang, sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu.



images2527278_10-1.jpg
Râu ngô là thuốc lợi tiểu tự nhiên và kích thích sản xuất nước tiểu.

Có thể dùng nước luộc từ bắp ngô còn nguyên râu, gạn sạch để nguội uống như nước giải khát, hoặc dùng râu ngô tươi hay râu ngô khô đun trong nước sôi, thời gian 10 - 15 phút, sau đó lọc kỹ. Uống như trà từ 2- 3 lần một ngày. Lưu ý nước râu ngô cũng có thể tương tác với một số thuốc, do vậy khi sử dụng thuốc chữa bệnh và dùng nước râu ngô nên tư vấn kỹ ý kiến bác sĩ.